VIETNAMESE – CÂU HỎI VỀ COVID-19

 

THÍ NGHIỆM COVID-19

Los Angeles – https://covid19.lacounty.gov/testing/

Orange County – https://occovid19.ochealthinfo.com/supersite

 

 

VẮC-XIN COVID-19

 

8 Điều Cần Biết

 

Tại Hoa Kỳ, hiện vẫn chưa có loại vắc-xin nào được phê duyệt hoặc cấp phép để ngăn ngừa bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19). Chính quyền liên bang, thông qua Operation Warp Speed, đã hoạt động từ khi đại dịch bắt đầu xuất hiện để tạo ra một hoặc nhiều vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt. Mặc dù CDC không có vai trò trong việc phát triển vắc-xin COVID-19, CDC hiện đang hợp tác chặt chẽ với các sở y tế và các đối tác phát triển các kế hoạch tiêm chủng khi có vắc-xin.

 

Với khả năng sẽ có một hoặc nhiều loại vắc-xin COVID-19 trước cuối năm nay, dưới đây là 8 điều quý vị cần biết về tiến độ hiện tại của các kế hoạch đó.

 

  1. Tính an toàn của vắc-xin COVID-19 là ưu tiên hàng đầu. 

Hệ thống an toàn vắc-xin của Hoa Kỳ đảm bảo rằng tất cả các loại vắc-xin đều có mức độ an toàn nhất cao nhất có thể. Tìm hiểu cách thức các đối tác liên bang phối hợp cùng nhau để đảm bảo mức độ an toàn của vắc-xin COVID-19.

 

  1. Nhiều loại vắc-xin đang được phát triển và thử nghiệm, nhưng một số loại có thể có trước những loại khác-CDC đang lên kế hoạch trong trường hợp nhiều khả năng có thể xảy ra.

CDC hiện đang làm việc với các đối tác ở tất cả các cấp, bao gồm các tổ chức chăm sóc sức khỏe, về các chương trình tiêm chủng COVID-19 linh hoạt phù hợp với các loại vắc-xin và tình huống khác nhau. CDC đã tiếp xúc với sở y tế công cộng của quý vị để hỗ trợ kế hoạch của tiểu bang. Các sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và vùng lãnh thổ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vắc-xin sẽ có cho cộng đồng.

 

  1. Ít nhất trước hết, vắc-xin COVID-19 phải có thể được sử dụng theo Uỷ Quyền Sử Dụng Cấp Cứu (EUA) từ Cơ quan Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA)

Tìm hiểu thêm về Ủy Quyền Sử Dụng Cấp Cứu và xem video giới thiệu về EUA.

 

  1. Vào tháng 12, 2020, nguồn cung vắc-xin COVID-19 vẫn còn có hạn nhưng sẽ tăng liên tục trong các tuần và tháng sau đó.

Mục đích là để mọi người có thể dễ dàng được tiêm chủng vắc-xin COVID-19 ngay khi đã có sẵn số lượng lớn. Kế hoạch là để có vài nghìn nhà cung cấp chủng ngừa, bao gồm văn phòng bác sĩ, các nhà thuốc bán lẻ, bệnh viện và các trung tâm y tế đủ điều kiện của liên bang.

Tìm hiểu về cách chính phủ liên bang bắt đầu đầu tư vào các nhà sản xuất vắc-xin chọn lọc nhằm giúp họ tăng cường khả năng nhanh chóng sản xuất và phân phối một lượng lớn vắc-xin COVID-19.

 

  1. Do nguồn cung có hạn, một số nhóm đối tượng sẽ được khuyến cáo tiêm vắc-xin COVID-19 trước.

Nhân viên y tế và người sống trong cơ sở chăm sóc dài hạn sẽ được tiêm chủng COVID-19 từ giai đoạn đầu của chương trình tiêm chủng COVID-19 Hoa Kỳ, trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin còn hạn chế. CDC đã chính thức đưa ra khuyến nghị này vào ngày 2 tháng 12 năm 2020, dựa trên các khuyến cáo từ Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Phòng Ngừa Miễn Dịch (ACIP).

 

Dự kiến ban đầu nguồn cung vắc-xin COVID-19 có thể còn hạn chế, các chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu từ mùa hè về một chiến lược phân phối số lượng vắc-xin hạn chế này sao cho công bằng, đạo đức và minh bạch.  Viện Khoa Học, Kỹ Thuật và Y Khoa Quốc Gia đã gửi ý kiến và thông tin cho ACIP. Bên này sau đó đã đề ra các mục tiêu và nguyên tắc đạo đức để định hướng cho việc ra quyết định.

 

  1. Lúc đầu, vắc-xin COVID-19 có thể không được khuyến nghị cho trẻ em.

Trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu đối với các loại vắc-xin COVID-19, chỉ có người lớn không mang thai đã tham gia. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn tiếp tục mở rộng những người được tuyển dụng để tham gia. Các nhóm được đề nghị nhận vắc-xin có thể thay đổi trong tương lai.

 

  1. Chi phí sẽ không phải là trở ngại để tiêm chủng vắc-xin COVID-19.

Những liều vắc-xin được mua bằng tiền thuế của Hoa Kỳ sẽ được cung cấp miễn phí cho người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp vắc-xin sẽ có thể tính phí quản lý để cung cấp hoặc tiêm vắc-xin cho mọi người. Các nhà cung cấp vắc-xin có thể nhận phí hoàn trả từ công ty bảo hiểm tư nhân hoặc công cộng của bệnh nhân hoặc Cơ Quan Quản Lý Dịch Vụ và Nguồn Lực Y Tế của Quỹ Cứu trợ từ Nhà cung cấp đối với bệnh nhân không có bảo hiểm.

biểu tượng lite

 

  1. Kế hoạch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 vẫn đang được cập nhật khi có thêm thông tin.

CDC sẽ tiếp tục cập nhật trang web này khi có kế hoạch có thêm thông tin mới.

 

 

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VI-RÚT CORONA

Những điều quý vị cần biết

  • Bất cứ ai cũng có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Người lớn tuổi và những người có các tình trạng bệnh nền nghiêm trọng như bệnh tim hoặc phổi hoặc bệnh tiểu đường dường như có nguy cơ cao hơn phát triển các biến chứng nghiêm trọng hơn từ bệnh COVID-19.

 

Theo dõi các triệu chứng

 

Những người mắc bệnh COVID-19 đã có một loạt các triệu chứng được báo cáo – từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút. Những người có các triệu chứng này có thể nhiễm COVID-19:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Đau đầu
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy

 

Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. CDC sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này khi chúng tôi tìm hiểu hem về COVID-19.

 

Thời điểm nên tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp

 

Tìm các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu* của COVID-19. Nếu có người đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này, hãy tìm đến dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
  • Trạng thái lẫn lộn mới
  • Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
  • Môi hoặc mặt xanh tái

 

*Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với quý vị.

 

Gọi 911 hoặc gọi trước cho cơ sở cấp cứu địa phương: Thông báo cho nhân viên trực tổng đài rằng quý vị đang tìm kiếm sự chăm sóc cho một người nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19.

COVID-19 Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

Những điều quý vị cần biết

 

Trẻ em và trẻ vị thành niên có thể mắc COVID-19.

 

Trong khi trẻ ít bị bệnh do COVID-19 hơn so với người lớn, trẻ em vẫn có thể bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19, có thể bị bệnh do COVID-19 và có thể lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 cho người khác. Trẻ em, giống như người lớn, nhiễm COVID-19 mà không biểu hiện triệu chứng (“không triệu chứng”) vẫn có thể lây vi-rút cho người khác.

 

Hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ hay không hề có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trẻ em có thể bị bệnh nặng do COVID-19. Các trẻ em này có thể cần phải nhập viện, săn sóc tích cực hay sử dụng máy thở để hô hấp. Trong một số ít trường hợp, các em có thể tử vong.

 

CDC và các đối tác đang nghiên cứu một bệnh hiếm nhưng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 ở trẻ em có tên là Hội Chứng Viêm Đa Hệ Thống Ở Trẻ Em (MIS-C). Chúng tôi chưa biết điều gì gây ra MIS-C và ai có nguy cơ cao hơn bị bệnh này. Tìm hiểu thêm về MIS-C.

 

Những trẻ em dưới 1 tuổi và trẻ em với bệnh nền nhất định có thể có khả năng cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

 

Trẻ em dưới 1 tuổi có thể có khả năng mắc bệnh nghiêm trọng hơn do COVID-19. Những trẻ em khác, bất kể ở độ tuổi nào, với bệnh nền sau đây cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng so với những trẻ em khác:

  • Bệnh hen suyễn hay phổi mãn tính
  • Tiểu đường
  • Bệnh về di truyền, thần kinh hay chuyển hóa
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Ức chế miễn dịch (hệ miễn dịch yếu do các bệnh nhất định hay đang sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ làm suy yếu hệ miễn dịch)
  • Tình trạng phức tạp về mặt y tế (Trẻ em có nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể và thường xuyên phụ thuộc vào công nghệ và những biện pháp hỗ trợ quan trọng cho cuộc sống hàng ngày)
  • Béo phì

 

Danh sách này không bao gồm mọi bệnh nền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Khi có thêm thông tin, CDC sẽ tiếp tục cập nhật và chia sẻ thông tin về nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ở trẻ em.

 

Nếu con quý vị có bệnh nền, hãy nhớ thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ y tế về nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 của con quý vị.

 

Những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 ở trẻ là sốt và ho.

 

Các triệu chứng của COVID-19 tương tự nhau ở người lớn và trẻ em và có thể tương tự như những bệnh khác, ví dụ như cảm lạnh, viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc dị ứng. Những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 ở trẻ em là sốt và ho, nhưng trẻ có thể có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của COVID-19 như sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Chán ăn hay mất khẩu vị, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi

 

NGƯỜI CAO TUỔI

Những điều quý vị cần biết

  • Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do nhiễm COVID-19 gia tăng theo độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ cao nhất.
  • Một số bệnh nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
  • Những người có nguy cơ cao hơn và người sống hoặc đến thăm họ, cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm COVID-19.

 

Ví dụ, những người trong độ tuổi 50 có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những người trong độ tuổi 40. Tương tự, những người trong độ tuổi 60 hoặc 70, nói chung, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những người trong độ tuổi 50. Nguy cơ cao nhất mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 là trong số những người ở độ tuổi 85 trở lên.

 

Bệnh nghiêm trọng có nghĩa là một người bị nhiễm COVID-19 có thể cần phải:

  • Nhập viện
  • Vào khoa săn sóc đặc biệt
  • Được can thiệp bằng máy thở
  • Thậm chí họ có thể tử vong

 

Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghiêm Trọng Gia Tăng Theo Độ Tuổi

 

Người cao tuổi có nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong cao hơn nếu họ được chẩn đoán mắc COVID-19. Khi quý vị già đi, nguy cơ nhập viện do COVID-19 sẽ tăng lên.

 

Một Số Bệnh Nhất Định Có Thể Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghiêm Trọng

 

Các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như một số bệnh nền nhất định. Khi hiểu các yếu tố khiến quý vị có nguy cơ cao hơn, quý vị có thể đưa ra quyết định về loại biện pháp phòng ngừa nào cần thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của mình.

 

Nếu quý vị có bệnh nền, quý vị nên tiếp tục tuân theo kế hoạch điều trị của mình:

  • Tiếp tục dùng thuốc và không thay đổi kế hoạch điều trị nếu chưa nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Có ít nhất 30 ngày cấp thuốc kê đơn và không kê đơn. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công ty bảo hiểm và nhà thuốc về việc cung cấp thêm (ví dụ: nhiều hơn 30 ngày) thuốc kê đơn, nếu có thể, để giảm thiểu số lần đến nhà thuốc.
  • Đừng trì hoãn việc chăm sóc y tế cấp cứuvì COVID-19. Các khoa cấp cứu có kế hoạch phòng ngừa lây nhiễm dự phòng để bảo vệ quý vị tránh mắc bệnh COVID-19 khi quý vị cần chăm sóc.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có bất kỳ lo lắng nào về bệnh nền của quý vị hoặc nếu quý vị mắc bệnh và cho rằng mình có thể mắc bệnh COVID-19. Nếu quý vị cần cấp cứu, hãy gọi 911 ngay lập tức.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

 

NẾU QUÝ VỊ CÓ THÚ CƯNG

Một số nhỏ thú cưng có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng vi-rút gây bệnh COVID-19.